1. Ông Thần Tài - Thổ Địa là ai ?
Ông Địa là vị Thần cai quản mảnh đất mà mỗi gia đình đang sinh sống. Ông thường được biết tới với hình ảnh là một ông lão có chiếc bụng to, tay cầm quạt và luôn mang vẻ mặt rất hiền lành, phúc hậu.
Thần Tài là vị Thần giúp trông coi và đem tới tiền bạc hay sự may mắn về mặt kinh tế cho các gia đình. Thần Tài thường được biết tới với hình ảnh một ông lão râu tóc bạc phơ, trên tay có cầm thỏi vàng và gương mặt cũng rất hiền lành, nhân hậu
2. Vị trí đặt bàn thờ Thần Tài, Thổ Địa
- Bàn thờ Thần Tài – Ông Địa nên được đặt ở nơi thoáng mát, gần cửa ra vào, nằm ở lối vào thường xuyên của khách hàng.
- Bàn thờ Thần Tài được đặt dưới đất ở góc sạch sẽ, sáng sủa nên chọn vị trí ổn định để tránh làm bàn thờ xáo động và vật nuôi trong nhà đến làm ô uế bàn thờ.
- Phía sau bàn thờ nên là tường, vách chắc chắn để tránh rung lắc, dịch chuyển bàn thờ.
- Tuyệt đối tránh đặt bàn thờ đối diện những vật nhọn, gương hay những thứ ô uế chĩa vào bàn thờ.
3. Cách bài trí bàn thờ Thần Tài, Thổ Địa chuẩn xác
Ban Thần Tài Thổ Địa phải được sắp xếp chuẩn xác để thờ cúng được linh thiêng, đúng phong thủy. Dưới đây là cách bố trí các vật phẩm trên bàn thờ Thần Tài – Thổ Địa:
- Bên trong cùng là tấm bài vị đặt phía sau tượng Thần Tài – Thổ Địa.
- Theo hướng nhìn từ ngoài vào thì tượng Ông Địa đặt bên phải, Thần Tài bên trái. Nếu gia đình nào có thêm Thần Phát sẽ được đặt chính giữa hai vị thần.
- Chính giữa bàn thờ là bát hương dùng để cắm nhang thờ cúng. Bát hương phải được tẩy uế và đặt cố định trên bàn thờ.
- Giữa hai ông là hũ gạo, hũ muối và hũ nước đựng trong chóe thờ. Lưu ý chỉ được thay vào thời điểm cuối năm để giữ tài lộc.
- Bàn thờ Thần Tài không thể thiếu lọ hoa và mâm bồng được đặt theo nguyên tắc “Đông bình Tây quả”.
- Gia chủ có thể đặt thêm các vật phẩm phong thủy như cóc ngậm tiền thu hút tài lộc và bát nước tụ lộc để giữ được may mắn, lộc lá đến với gia đình.
4. Những lưu ý trong khi cúng Thần Tài
-
Thay nước uống khi đốt nhang, thay nước trong lọ hoa, và chưng thờ nải chuối chín vàng.
-
Tránh để các con vật chó mèo quậy phá làm ô uế bàn thờ Thần Tài.
-
Hàng tháng thường lau bàn thờ, tắm cho Thần Tài vào ngày cuối tháng và ngày 14 âm lịch với nước lá bưởi, hay rượu pha nước. Khăn lau và tắm cho Thần Tài không được dùng vào việc khác.
-
Khi cúng xong gạo, muối thì cất lại dùng cho có lộc, không được vãi ra ngoài.
-
Vàng, bạc đại đốt ở ngoài, rượu hay nước thì đứng ngoài cửa tưới vào nhà, có ý nghĩa là đem lộc vào, bộ tam sên hay bánh trái chia nhau trong nhà dùng không cho người ngoài.
THAM KHẢO DƯỚI ĐÂY BAN THỜ THẦN TÀI THỔ ĐỊA THU HÚT TÀI LỘC !!. Tại đây!!